CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng.
Cân bằng phương trình hóa học
CO2 + Ca(OH)2 + → CaCO3 + H2O
Cân bằng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
kết tủa trắng
Điều kiện phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
Điều kiện phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2: Không có
Có thể bạn cần biết :
- Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
- Sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái
- Chất điện li yếu
- Chất Có Nhiệt Độ Sôi Cao Nhất
Cách tiến hành phản ứng cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
Sục khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2.
Hiện tượng hóa học CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
Xuất hiện kết tủa trắng Canxi cacbonat (CaCO3) làm đục nước vôi trong.
Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2
Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)
Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2
Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3
Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.
Một số bài tập có liên quan
Bài tập 1: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong
dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 2
Đáp án B
Các chất tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 là: SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4
Phương trình phản ứng xảy ra
SO3 + H2O → H2SO4
BaCl2 + H2SO4→ BaSO4↓ + 2HCl
BaCl2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + 2HCl + Na2SO4
BaCl2 + Na2SO3 → 2NaCl + BaSO3↓
BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4↓
Bài tập 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1g.
B. 1,5g
C. 2g
D. 2,5g
Đáp án A
nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)
nCa(OH)2 = 2.0,01 = 0.02 (mol)
Xét tỉ lệ:
1 < nCO2/nCa(OH)2= 0,03/0,02 = 1,5 < 2
→ Phản ứng tạo hai muối là CaCO3và Ca(HCO3)2, khi đó cả CO2 và Ca(OH)2 đều hết
Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 ta có:
Các Phương trình phản ứng xảy ra
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O(1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Theo phương trình phản ứng (1):
nCO2= nCa(OH)2 = nCaCO3 = x (mol)
Theo phương trình phản ứng (2):
nCO2 = 2nCa(HCO3)2 = 2y (mol)
nCa(OH)2= nCa(HCO3)2 = y (mol)
Từ đó ta có hệ phương trình sau:
x + 2y = 0,03 (3)
x + y = 0,02 (4)
Giải hệ phương trình (3), (4) ta được:
→ x = y = 0, 01(mol) →x = y= 0,01 (mol)
mKết tủa= mCaCO3 = 0,01.100 = 1(g)
Bài tập 3: Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch (không tác dụng được với nhau) là:
A. NaOH, KNO3
B. Ca(OH)2, HCl
C. Ca(OH)2, Na2CO3
D. NaOH, MgCl2
Đáp án A
Cặp chất cùng tồn tại được trong cùng một dung dịch là không tác dụng với nhau
Đáp án A đúng vì NaOH và KNO3không phản ứng với nhau
Loại B. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Loại C. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
Loại D. NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl
Bài tập 4: Phải dùng bao nhiêu lit CO2 (đktc) để hòa tan hết 20 g CaCO3 trong nước, giả sử chỉ có 50% CO2 tác dụng. Phải thêm tối thiểu bao nhiêu lit dd Ca(OH)2 0,01 M vào dung dịch sau phản ứng để thu được kết tủa tối đa. Tính khối lượng kết tủa:
A. 4,48 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
B. 8,96 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
C. 8,96 lit CO2, 20 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
D. 4,48 lit CO2, 12 lit dung dịch Ca(OH)2, 30 g kết tủa.
Đáp án C
nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol
Phương trình hóa học
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
x……….x………………………..x
Phương trình hóa học ta có
nCO2 lý thuyết = x = nCaCO3 = 0,2 mol
=> nCO2 tt = nCO2 lt/50%.100% = 0,4 mol
V CO2 tt = 0,4.22,4 = 8,96 lít
Ta có phương trình phản ứng hóa học
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
x……….x………………………..x
Vậy tối thiểu cần là x = 0,2 mol ⇒ VCa(OH)2 = 0,2/0,01 = 20 lít
nCaCO3 = 2x = 0,4 mol
⇒ m↓ = 0,4.100 = 40g
Bài tập 5: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:
A. Quỳ tím và dung dịch HCl
B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3
D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
Đáp án C
Dùng quỳ tím: Dung dịch NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ chuyển xanh, NaCl không làm đổi màu quỳ ⟹ nhận biết được NaCl
Dùng dung dịch K2CO3: dung dịch NaOH không hiện tượng, dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng
Phương trình hóa học
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Trên đây là bài viết liên quan đến CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O trong chuyên mục kiến thức được Lam bang dai hoc cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website https://lambangdaihocgia.com để có thêm thông tin chi tiết.