Sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái

Hệ sinh thái có vai trò quan trọng không chỉ là giới sinh vật mà còn liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người.

Sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống sót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh). Hệ sinh thái có thể được nghiên cứu theo hai cách khác nhau. Người ta có thể coi hệ sinh thái là các tập hợp các nhóm thực vật và động vật phụ thuộc lẫn nhau, hoặc có thể nhìn hệ sinh thái là hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng được điều chỉnh bởi các quy tắc chung.

Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật, và giữa các sinh vật và môi trường của chúng. Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kỳ nhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt, và có giới hạn.

Ví dụ về hệ sinh thái: Trong một khu rừng có rất nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, cây lớn đóng vai trò là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống ở trong rừng. Động vật ăn thực vật hoặc ăn thịt nhiều loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng sẽ phụ thuộc lẫn nhau, tác động với môi trường sống, tạo thành hệ sinh thái tự nhiên.

Có thể bạn chưa biết :   Cao Đẳng Gọi Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Cao Đẳng Chính Quy, Nghề và Bằng Cấp Cao Đẳng     |       Cơ năng là đại lượng?       |      Những ngành nghề hot trong tương lai 2023

Các thành phần cấu tạo nên hệ sinh thái trong tự nhiên

Thành phần, cấu trúc hệ sinh thái bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh, cụ thể:

– Thành phần vô sinh của hệ sinh thái Bao gồm:

  • Các chất vô cơ như nước, oxy, dioxit cacbon, photpho,…
  • Các thành phần hữu cơ bao gồm: gluxit, vitamin, hoocmon,….
  • Các yếu tố khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, khí áp, độ ẩm,…

– Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái bao gồm:

  • Sinh vật sản xuất: Là các loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp tạo nên nguồn thức ăn cho mình, nuôi sống các loài sinh vật dị dưỡng.
  • Sinh vật tiêu thụ: Gồm có các loài động vật ăn thực vật
  • Sinh vật phân hủy: Bao gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn, tham gia vào quá trình phân giải vật chất, trả lại cho môi trường những chất ban đầu.

 

 

Phân loại hệ sinh thái

– Hệ sinh thái trên cạn: Là hệ sinh thái đất liền với sự đa dạng sinh học về chủng loài và điều kiện môi trường. Ở trong hệ sinh thái này, hệ thống sinh vật được sắp xếp phần tầng cực kỳ phức tạp. Chúng còn chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố phi sinh học mà không hệ sinh thái nào có được. Thảm thực vật được hình thành đặc trưng cho nhiều vùng khí hậu với thành phần loài đặc trưng cho nơi đó.

Thảm thực vật phong phú nhất có thể kể đến là hệ sinh thái rừng. Là nơi có môi trường sống thuận lợi cho mọi loài sinh vật trên cạn. Mỗi nơi trên Trái đất đều có kiểu hình rừng khác nhau trải dài từ xích đạo đến điểm cực. Từ rừng mưa nhiệt đới đến rừng lá rộng ôn đới, rừng lá kim và đài nguyên.

Hệ sinh thái trên cạn còn bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau, phân bố trên các môi trường sống đặc biệt như xavan, sa mạc, thảo nguyên, hoang mạc, đồng cỏ…

– Hệ sinh thái biển: Là hệ sinh thái thuỷ sinh chiếm diện tích lớn nhất trên Trái Đất. Với đặc trưng về độ mặn và hệ thống lưu thông khắp nơi trên toàn cầu, môi trường sinh thái vùng biển nổi bật bao gồm:

  • Hệ sinh thái gần bờ: rừng ngập mặn, bãi bồi, vùng ven biển, bãi triều,…
  • Hệ sinh thái xa bờ (vùng đại dương): Rạn san hô, vùng nước sâu, đáy biển,…
  • Các sinh vật sống trong hệ sinh thái biển cũng rất phong phú.  Sự đa dạng này là quá trình thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt của vùng biển. Các loài sinh vật đã điều chỉnh cấu trúc và chức năng cơ thể hoặc hình thành các tập tính để thích ứng với sự thay đổi liên tục trong môi trường này.

– Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước ngọt là trung gian của nhiều mối quan hệ phức tạp giữa các loài. Tuy nhiên, tính đa dạng của nhóm sinh vật trong hệ sinh thái này đang đối mặt với nguy cơ suy giảm mạnh. Các tác động ô nhiễm môi trường nước và thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng tiêu cực tới số lượng và thành phần loài.

– Hệ sinh thái nhân tạo: Hệ sinh thái này dưới tác động của yếu tố con người mà được hình thành để phục vụ cho mục tiêu nào đó. Cấu trúc sinh thái vẫn chứa các yếu tố tự nhiên và các thành phần loài tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau. Từ đó, chúng được duy trì và phát triển dưới sự quản lý và kiểm soát của con người.

Chức năng của hệ sinh thái

– Chức năng Điều hoà môi trường: Hệ sinh thái có chức năng điều tiết bằng cách duy trì sự cân bằng và tương tác giữa các thành phần của môi trường sống. Các chu trình trao đổi vật chất và quá trình sinh tồn của các loài sinh vật đóng vai trò cần thiết cho cơ sở phát triển chung.

– Chức năng sản xuất: Mối quan hệ sản xuất giữa các thành phần sinh học và các chu trình chuyển hoá là nền móng cho vai trò gia tăng sinh khối trong hệ sinh thái. Có hai thành phần năng suất cơ bản là năng suất sơ cấp do nhóm tự dưỡng sản xuất. Và năng suất thứ cấp do nhóm dị dưỡng đảm nhận.

– Chức năng Tạo môi trường sống : Hệ sinh thái là ngôi nhà chung của tất cả loài sinh vật. Có vai trò cung cấp nguồn thức ăn, nước uống, các điều kiện sống và không gian phát triển đặc trưng cho mỗi loài. Việc bảo vệ và duy trì hệ sinh thái là rất quan trọng để đảm bảo sự sống của các loài động thực vật. Nhất là việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực của con người lên môi trường sống.

– Chức năng thông tin: Là vai trò khá đặc biệt diễn ra dựa trên các phản ứng trạng thái của các nhóm sinh vật và các thành phần phi sinh học khác. Một số loài có thể dựa vào những thông tin nguy hiểm từ ngoại cảnh để hình thành những cơ chế tự bảo vệ. Các loài động vật thông qua các tín hiệu như mùi hương, âm thanh và tín hiệu hình ảnh trong môi trường để sinh tồn…

Vai trò của hệ sinh thái

– Cung cấp nguồn tài nguyên: Con người sử dụng đất đai có sẵn từ hệ sinh thái cũng như nguồn thức ăn, nước uống để sinh sống. Khi xã hội loài người tiến bộ, nền kinh tế cũng nhờ vào việc khai thác nguyên liệu tài nguyên từ các hệ sinh thái khác nhau để thúc đẩy tăng gia sản xuất.

– Lợi ích về mặt điều tiết chức năng tự nhiên: Chính là chức năng điều tiết tự nhiên đảm bảo mặt ổn định đối với môi trường sống. Khí hậu được điều hoà, giảm thiểu được những vấn đề về hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ được kiểm soát tối đa. Nguy cơ biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường chung của toàn cầu được giảm thiểu tốt nhất.

– Văn hoá kết hợp hệ sinh thái: Văn hoá kết hợp hệ sinh thái trở thành một phương pháp mang tính toàn diện, bao gồm các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế. Nó đề cao tính kết hợp giữa con người và môi trường sống. Nơi mà con người không chỉ là một phần của hệ sinh thái mà còn là một phần của văn hóa và xã hội địa phương.

– Hỗ trợ phòng chống thiên tai: Hệ sinh thái dưới biển như rạn san hô, bãi đá còn có tác dụng hạn chế các đợt sóng thần. Các khu rừng tạo ra tấm chắn giúp cản bớt tốc độ gió và giữ lại đất, giúp giảm thiểu sự xâm nhập của cát. Đây cũng là nguy cơ tiềm tàng rác động tiêu cực đến địa hình khu vực cũng như cuộc sống con người và sinh vật.

Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự phá hủy và sụt giảm mạnh  hệ sinh thái đang diễn ra ngày càng nhanh chóng. Vì vậy, trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ hệ sinh thái là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của hệ sinh thái và hành động. Cũng như việc giảm thiểu tác động của các hoạt động sản xuất và tiêu thụ đến môi trường, cùng nhau tìm kiếm các giải pháp mới để bảo vệ hệ sinh thái chung.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết của Lam bang dai hoc, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ hotline: 0981.378.999 để cùng hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.